Quyết định lâm nghiệp có cơ sở, quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng cho rừng trồng quy mô nhỏ ở Việt Nam
1. Mô tả dự án
Dự án VIE8748 về Quyết định lâm nghiệp có cơ sở, quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng cho rừng trồng quy mô nhỏ ở Việt Nam, nhằm mục đích xây dựng khả năng chống chịu của sinh kế lâm nghiệp quy mô nhỏ ở Việt Nam qua thúc đẩy quy hoạch rừng, cấp chứng chỉ rừng, quản lý môi trường và thực hành sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở hai tỉnh Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Dự án hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu miền Trung (CCCSC), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã (LMHTX) của hai tỉnh và 8 hợp tác xã do thành viên làm chủ với khoảng 13.000 thành viên (50% là phụ nữ) quản lý các khoảnh rừng quy mô nhỏ với tổng diện tích khoảng 14.000 ha rừng. Các hội nông dân cung cấp dịch vụ nông nghiệp, nhưng lại bỏ quên dịch vụ lâm nghiệp do thiếu trình độ trong quản lý rừng và chuỗi giá trị rừng. Các tổ chức sản xuất không thể đưa ra quyết định lâm nghiệp đúng đắn vì các dịch vụ lâm nghiệp liên quan không sẵn có hoặc không dễ tiếp cận.
Lồng ghép các dịch vụ này vào các hội nông dân tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý rừng bền vững (SFM) và tăng khả năng chống chịu của sinh kế dựa vào rừng. Dự án của FFD hướng đến i) đảm bảo các hộ trồng rừng quy mô nhỏ có thể tiếp cận được dịch vụ tư vấn về rừng và quản lý môi trường, ii) đưa hợp tác xã và thành viên vào các chương trình cấp chứng chỉ rừng và iii) tăng cường sự tham gia của phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương vào chuỗi giá trị rừng. Phổ biến thông tin lâm nghiệp, thúc đẩy sự tham gia của mọi nhóm xã hội trong quy hoạch rừng và chuỗi giá trị rừng, phát triển vườn ươm, hỗ trợ kỹ thuật trong SFM và hỗ trợ các sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu của tác nhân ở địa phương là các hoạt động trọng tâm trong dự án.
Chiến lược thực hiện dự án được xây dựng dựa vào kết quả của việc trao đổi ngang hàng và sáng kiến thí điểm thúc đẩy các tổ chức sản xuất do thành viên làm chủ đưa ra quyết định dựa trên kiến thức và có sự tham gia của mọi thành viên. LMHTX Nghệ An sẽ áp dụng những mô hình thực tiễn tốt nhất của LMHTX Thừa Thiên Huế trong phát triển hệ thống nông lâm kết hợp và cấp chứng chỉ rừng. HTX người khuyết tật của dự án sẽ tư vấn các HTX sản xuất về các phương pháp tăng khả năng tiếp cận cho người khuyết tật. Đối tác đồng hành Hiệp hội Quản lý Rừng Pirkanmaa (FMA Pirkanmaa) hỗ trợ các cơ quan đồng cấp Việt Nam trong phát triển kỹ năng lãnh đạo, kêu gọi sự tham gia của tất cả các nhóm trong xã hội và cấp chứng chỉ. CCCSC hỗ trợ điều phối và quản trị tri thức, và tạo điều kiện để các hợp tác xã có thể tiếp cận với những thông tin mới nhất về khí hậu và lâm nghiệp và tiến bộ công nghệ.
Dự án do FFD tài trợ với nguồn tài trợ chính đến từ Bộ Ngoại giao Phần Lan (MFAF) dưới hình thức Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA). Cơ quan Nông nghiệp Phần Lan về Phát triển Lương thực và Lâm nghiệp (FFD) cung cấp dịch vụ tư vấn cùng với FMA Pirkanmaa, đối tác Phần Lan, tức là đối tác đồng hành, của dự án.
2. Chiến lược dự án
Dự án VIE8748 về Quyết định lâm nghiệp có cơ sở, quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng cho rừng trồng quy mô nhỏ ở Việt Nam, nhằm mục đích xây dựng khả năng chống chịu của sinh kế lâm nghiệp quy mô nhỏ ở Việt Nam qua thúc đẩy quy hoạch rừng, cấp chứng chỉ rừng, quản lý môi trường và thực hành sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở hai tỉnh Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Dự án hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu miền Trung (CCCSC), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã (LMHTX) của hai tỉnh và 8 hợp tác xã do thành viên làm chủ với khoảng 13.000 thành viên (50% là phụ nữ) quản lý các khoảnh rừng quy mô nhỏ với tổng diện tích khoảng 14.000 ha rừng. Các hội nông dân cung cấp dịch vụ nông nghiệp, nhưng lại bỏ quên dịch vụ lâm nghiệp do thiếu trình độ trong quản lý rừng và chuỗi giá trị rừng. Các tổ chức sản xuất không thể đưa ra quyết định lâm nghiệp đúng đắn vì các dịch vụ lâm nghiệp liên quan không sẵn có hoặc không dễ tiếp cận.
Lồng ghép các dịch vụ này vào các hội nông dân tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý rừng bền vững (SFM) và tăng khả năng chống chịu của sinh kế dựa vào rừng. Dự án của FFD hướng đến i) đảm bảo các hộ trồng rừng quy mô nhỏ có thể tiếp cận được dịch vụ tư vấn về rừng và quản lý môi trường, ii) đưa hợp tác xã và thành viên vào các chương trình cấp chứng chỉ rừng và iii) tăng cường sự tham gia của phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương vào chuỗi giá trị rừng. Phổ biến thông tin lâm nghiệp, thúc đẩy sự tham gia của mọi nhóm xã hội trong quy hoạch rừng và chuỗi giá trị rừng, phát triển vườn ươm, hỗ trợ kỹ thuật trong SFM và hỗ trợ các sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu của tác nhân ở địa phương là các hoạt động trọng tâm trong dự án.
Chiến lược thực hiện dự án được xây dựng dựa vào kết quả của việc trao đổi ngang hàng và sáng kiến thí điểm thúc đẩy các tổ chức sản xuất do thành viên làm chủ đưa ra quyết định dựa trên kiến thức và có sự tham gia của mọi thành viên. LMHTX Nghệ An sẽ áp dụng những mô hình thực tiễn tốt nhất của LMHTX Thừa Thiên Huế trong phát triển hệ thống nông lâm kết hợp và cấp chứng chỉ rừng. HTX người khuyết tật của dự án sẽ tư vấn các HTX sản xuất về các phương pháp tăng khả năng tiếp cận cho người khuyết tật. Đối tác đồng hành Hiệp hội Quản lý Rừng Pirkanmaa (FMA Pirkanmaa) hỗ trợ các cơ quan đồng cấp Việt Nam trong phát triển kỹ năng lãnh đạo, kêu gọi sự tham gia của tất cả các nhóm trong xã hội và cấp chứng chỉ. CCCSC hỗ trợ điều phối và quản trị tri thức, và tạo điều kiện để các hợp tác xã có thể tiếp cận với những thông tin mới nhất về khí hậu và lâm nghiệp và tiến bộ công nghệ.
Dự án do FFD tài trợ với nguồn tài trợ chính đến từ Bộ Ngoại giao Phần Lan (MFAF) dưới hình thức Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA). Cơ quan Nông nghiệp Phần Lan về Phát triển Lương thực và Lâm nghiệp (FFD) cung cấp dịch vụ tư vấn cùng với FMA Pirkanmaa, đối tác Phần Lan, tức là đối tác đồng hành, của dự án.
3. Mục tiêu dự án
Mục tiêu dự án là “Quyết định lâm nghiệp đúng đắn và có sự tham gia của mọi nhóm xã hội từ các hộ sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ đảm bảo quản lý rừng bền vững (SFM) và cải thiện khả năng chống chịu của chuỗi giá trị rừng”.
4. Kết quả dự án
Dự án có ba kết quả dự kiến:
Kết quả 1: Các hộ trồng rừng quy mô nhỏ có tổ chức tiếp cận được các dịch vụ môi trường rừng
Kết quả 2: Các hộ sản xuất rừng quy mô nhỏ được chuẩn bị cho việc cấp chứng chỉ rừng
Kết quả 3: Các hội nông dân có sự tham gia của mọi nhóm xã hội đại diện cho lợi ích thành viên của mình
5. Đầu ra của dự án
Đầu ra dự kiến là:
Đầu ra 1.1. Các hội nông dân (FOs) được nâng cao năng lực kỹ thuật và có các nguồn lực cụ thể để cung cấp dịch vụ môi trường rừng cho các thành viên của mình
Đầu ra 1.2. Các hộ trồng rừng quy mô nhỏ cam kết đưa ra các quyết định lâm nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
Đầu ra 2.1. Sự quan tâm và nhận thức của các hộ sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ về chứng chỉ rừng và điều kiện cấp chứng chỉ rừng được nâng cao
Đầu ra 2.2. Các hợp tác xã xây dựng được các kế hoạch quản lý rừng bền vững (SFM)
Đầu ra 2.3. FOs tìm được thị trường cho sản phẩm lâm nghiệp có chứng chỉ rừng.
Đầu ra 3.2. Các nền tảng trao đổi giữa nhiều FO sẽ thúc đẩy phát triển dịch vụ có tổ chức và có sự tham gia của mọi nhóm xã hội.
Đầu ra 3.3. Người khuyết tật cải thiện vị trí của họ trong chuỗi giá trị rừng và các tổ chức của hộ trồng rừng quy mô nhỏ
6. Các tổ chức và đối tác dự án
Cơ quan Phần Lan về Phát triển Lương thực và Lâm nghiệp/Cơ quan Nông nghiệp Phần Lan về Phát triển Lương thực và Lâm nghiệp (FFD) FFD được thành lập vào năm 2012 bởi MTK (Trung ương Hội Nhà sản xuất nông nghiệp và chủ rừng Phần Lan), SLC (Trung ương Hội Nhà sản xuất nông nghiệp nói tiếng Thụy Điển tại Phần Lan), Pellervo Coop Center (Liên đoàn Hợp tác xã Phần Lan) và ProAgria (Trung tâm Dịch vụ Doanh nghiệp Nông thôn) FFD hỗ trợ ngang hàng các nhà sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp ở các nước đang phát triển trong việc giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực và đảm bảo sản xuất lương thực bền vững trong tương lai. FFD chịu trách nhiệm tổng thể trong quản lý dự án và báo cáo theo yêu cầu của MFAF. FFD cũng chịu trách nhiệm giám sát dự án và hỗ trợ các đối tác dự án trong việc báo cáo dự án. Ngoài ra, FFD phối hợp chặt chẽ với đối tác đồng hành để rút ra bài học kinh nghiệm từ các hoạt động chung. FFD cũng sẽ liên lạc với các bên quốc tế liên quan nhất như các chương trình cấp chứng chỉ rừng, Chương trình Hỗ trợ Rừng và Trang trại của Tổ chức Nông Lương (FAO-FFF), AgriCord. Các dịch vụ tư vấn của FFD sẽ hỗ trợ tích hợp quản lý môi trường và khí hậu vào công tác của các LMHTX và phát triển các phương pháp tiếp cận về mặt thể chế để cải thiện sự tham gia của các nhóm trong xã hội vào các LMHTX. FFD cũng sẽ điều phối chương trình vận động chính sách cấp quốc gia thúc đẩy phong trào HTX và lâm nghiệp quy mô nhỏ như là hướng đi để xóa đói giảm nghèo, quản lý rừng bền vững, và là một phần của giải pháp chống biến đổi khí hậu và các tác động của nó.
Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Miền Trung (CCCSC) là đối tác điều phối, giám sát và quản trị tri thức lâm nghiệp của Việt Nam chịu trách nhiệm điều phối dự án và liên lạc với tất cả đối tác dự án. CCCSC hỗ trợ cả về mặt hành chính và kiến thức cho LMHTXTTH và LMHTXNA. CCCSC cũng có trách nhiệm cụ thể trong việc quản lý tri thức trong dự án bao gồm hỗ trợ nghiên cứu cơ sở, giám sát, đánh giá và nghiên cứu lâm nghiệp và khí hậu. CCCSC tổng hợp và nộp tất cả các tài liệu liên quan đến quản lý dự án (kế hoạch hàng năm, ngân sách, báo cáo) cho FFD, điều phối, phối hợp với các LMHTX và LMHTXVN trong các nhiệm vụ tài chính cần thiết như quy trình báo giá và kiểm toán hàng năm, và thực hiện tư vấn kỹ thuật và cung cấp đào tạo về quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.
Liên minh Hợp tác xã Thừa Thiên Huế (LMHTXTTH) là thành viên của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, và tổ chức cấp cao của 256 HTX thành viên ở Thừa Thiên Huế, trong đó có 128 HTX trồng rừng kinh tế. Nhiệm vụ của các HTX được kết nối với nhau để đảm bảo môi trường thuận lợi cho hợp tác xã và cá nhân và hộ gia đình thành viên phát triển kinh tế.
LMHTXTTH có vai trò quan trọng trong dự án trong việc huy động các HTX và hỗ trợ đồng cấp cho LMHTXNA. LMHTXTTH cũng là đối tác thực hiện chính của dự án.
Liên minh Hợp tác xã Nghệ An(LMHTXNA) là thành viên cấp tỉnh của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, và tổ chức cấp cao của 703 HTX thành viên, trong đó có 83 HTX hiện đang trồng rừng kinh tế. Dự án đặc biệt tập trung vào 2 hợp tác xã lâm nghiệp. LMHTXNA chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động dự án diễn ra tại Phú Yên theo kế hoạch dự án hàng năm được phê duyệt.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (LMHTXVN): Tổ chức cấp Quốc gia và hiệp hội của các hợp tác xã tại Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của các hợp tác xã, liên minh hợp tác xã và thành viên. LMHTXVN có vai trò đặc biệt đảm bảo các hội nông dân và các bên liên quan khác có thể trao đổi với nhau ở cấp quốc gia. LMHTXVN kết nối và hợp tác với các tổ chức lâm nghiệp cấp quốc gia khác (chính phủ, tổ chức nông dân/sản xuất lâm nghiệp khác), cung cấp dịch vụ vận động hành lang và vận động chính sách hỗ trợ hoàn thành mục tiêu dự án và qua đó giúp nhận diện các khó khăn và cơ hội của hộ trồng rừng quy mô nhỏ trong khu vực mục tiêu của dự án.Hiệp hội Quản lý Rừng Pirkanmaa (FMA Pirkanmaa) là hiệp hội chủ rừng do thành viên làm chủ được thành lập vào năm 2011. FMA Pirkanmaa có 33 chủ rừng và 5.584 thành viên quản lý 166.000 ha rừng. Hiệp hội hoạt động tích cực trong xuất bản tạp chí của riêng mình và khuyến khích thành viên tham gia các cơ quan vận động chính sách, quản trị, tư vấn của tổ chức dân chủ. FMA Pirkanmaa cung cấp cho thành viên nhiều loại hình dịch vụ như tư vấn và đào tạo, quy hoạch rừng và quản lý dữ liệu, quản lý lâm sinh và kinh doanh gỗ. FMA Pirkanmaa còn được coi là tổ chức chủ đạo trong tư vấn pháp lý về bất động sản rừng và các câu hỏi về quyền sở hữu và quản lý các khu vực tự nhiên có giá trị bảo tồn cao. FMA Pirkanmaa là đối tác đồng hành của dự án, tức là đối tác hỗ trợ ngang hàng của LMHTXNA và LMHTXTTH trong dự án, hỗ trợ tình nguyện theo giờ làm việc.
7. Lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu
Việt Nam có cam kết chính trị mạnh mẽ về giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu đồng thời phát triển lâm nghiệp quy mô nhỏ, như được nêu trong các chiến lược hiện hành cho Lĩnh vực lâm nghiệp, Biến đổi khí hậu và Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Theo các chính sách này, dự án sẽ góp phần phát triển lâm nghiệp quy mô nhỏ và nâng cao trữ lượng các-bon từ rừng/sản phẩm gỗ và hỗ trợ FO về mặt năng lực thực hiện kiểm kê carbon và chuẩn bị sẵn sàng cho việc phát triển thị trường carbon và Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES). Ngoài ra, dự án nâng cao nhận thức về rủi ro từ biến đổi khí hậu và áp dụng cách tiếp cận có hệ thống để đánh giá rủi ro từ biến đổi khí hậu và lập kế hoạch thích ứng, và thể chế hóa các vấn đề về khí hậu trong phát triển tổ chức cho các tổ chức sản xuất của dự án. Dự án cũng nhằm mục đích thí điểm các công nghệ mới và hệ thống quản lý rừng tổng hợp để thúc đẩy lâm nghiệp quy mô nhỏ thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.